4 món được xem là ‘bảo bối dưới nước’ tốt cho sức khỏe nhưng ít ai dùng

11/11/2022

Thời tiết khô nóng đòi hỏi cơ thể luôn cần cung cấp đủ độ ẩm, dưỡng ẩm tối đa. Khám phá 4 món được xem là ‘bảo bối dưới nước’ tốt cho sức khỏe nhưng ít ai dùng.

Cái nắng nóng đổ lửa của mùa hạ đang qua đi, cũng là lúc tiết trời bắt đầu có chút se lạnh và hanh khô của những ngày lập thu sắp tới. Nhu cầu dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho cơ thể của mỗi người lại càng được chú trọng và quan tâm.

Thời điểm này, bạn nên bổ sung những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt hiệu quả. Đừng bỏ qua 4 món được xem là ‘bảo bối dưới nước’ tốt cho sức khỏe nhưng ít ai dùng được bật mí dưới đây.

1. Củ ấu

Củ ấu là món ăn gắn với tuổi thơ của nhiều người. Tên gọi khác của củ ấu là ấu trụi, ấu nước, lãng thực,… Củ ấu có màu xanh thẫm, đỏ hoặc tím. Sau khi luộc chín củ ấu có mùi thơm nhẹ, mở ra bên trong là lớp nhân trắng mịn và vị bùi béo rất ngon.

Trong củ ấu có chứa hàm lượng tinh bột lên tới 49% cùng hàm lượng protein 10,3%. Ngoài ra củ ấu còn chứa các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin B1, canxi, sắt, mangan,… Củ ấu không chứa cholesterol và chứa nhiều carbohydrate tốt cho sức khỏe.

Củ ấu

Nước củ ấu có thể giải khát. Bạn đun củ ấu trong nước 20-25 phút rồi thêm một chút muối sẽ giúp nước ngon và dễ uống hơn. Bạn có thể dùng củ ấu sau khi cơ thể đã tiếp nhận một lượng lớn thức ăn nhiều dầu mỡ. Lúc này, củ ấu giúp thanh hỏa, khử khô. Những người bị khó tiêu ăn củ ấu cũng rất tốt cho việc tiêu hóa.

Củ ấu cũng tăng cường sức khỏe lá lách. Ăn sống củ ấu non giúp chống nóng, giải độc say rượu, giảm rôm sảy. Ấu già giúp bổ khí kiện tỳ, dùng khi kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.

Củ ấu chống nắng, say độc rượu

Chất xơ trong củ ấu thúc đẩy sản sinh enzyme tiêu hóa có lợi cho đường ruột. Mangan trong củ sản sinh enzyme làm giảm stress, kẽm tăng hệ miễn dịch. Theo Tờ báo Health (Mỹ), tiến sĩ thảo dược Paul Haider khuyên mọi người không dùng củ ấu tươi vì chứa một số vi sinh có hại hoặc sán nước. Bạn nên luộc củ chín trước khi ăn nhé.

2. Củ sen

Củ sen có 2 loại là củ sen 7 lỗ và củ sen 9 lỗ. Củ sen bảy lỗ ít nước hơn nhưng hàm lượng tinh bột nhiều sẽ thích hợp nấu canh để giúp món ăn có độ dẻo ngọt, thơm ngon. Củ sen chín lỗ lại chứa cực nhiều nước, củ giòn, ăn rất ngậy nên thường dùng để xào, trộn gỏi hoặc nấu chè giải nhiệt.

Củ sen chứa hàm lượng calo thấp nhưng dồi dào chất xơ, khoáng chất (mangan, sắt,…) cùng vitamin (vitamin C, vitamin A,…). Y học Trung Quốc đề cập củ sen như một phương thuốc rất tốt giúp thanh lọc cơ thể.

Củ sen

Củ sen giúp bổ tỳ vị, tốt cho dạ dày nên khuyên dùng với người trung niên và người lớn tuổi dạ dày yếu. Người kén ăn có thể dùng củ sen xào rau cần tây hoặc xay thành tinh bột để dễ hấp thụ hơn. Nếu mắc chứng tiểu đường thì bạn nên ăn củ sen chín lỗ để hạn chế tinh bột, tăng cung cấp nước.

Vitamin C trong củ sen tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, sản sinh tế bào bạch cầu phòng chống nhiều bệnh tật. Vitamin B và vitamin C giúp sáng da, mượt tóc. Vitamin B6 ở củ sen còn giúp kiểm soát căng thẳng và nâng cao sức khỏe não bộ. Nước ép củ sen điều trị chứng viêm đường ruột cực hiệu quả.

Củ sen giúp kiểm soát stress, điều trị viêm đường ruột

Đối với người Hàn Quốc, củ sen giống như “nhân sâm dưới nước”. Họ sử dụng củ sen ở hầu hết các bữa ăn, làm trà uống,… Củ sen dùng theo cách này giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn, thanh lọc những chất xấu khỏi máu và giúp ngủ ngon, sâu giấc.

Người Ấn Độ lại coi củ sen là món ăn thiêng liêng vì chứa 3 yếu tố đất – nước – không khí. Người Ấn cho rằng củ sen tốt trong điều trị huyết áp, cầm máu, thiếu máu vì rong kinh, giúp tim mạch khỏe cũng như điều hòa nhiệt độ cơ thể.

3. Hạt khiếm thực

Hạt khiếm thực hay hạt kê đầu, hạt khiếm thuộc họ súng Nymphaeaceae, có tên khoa học là Euryale ferox Salisb. Trong hạt khiếm thực chứa các chất như sắt, photpho, vitamin B2, vitamin C, dầu thô, chất xơ, carotene,… Hạt khiếm thực thu hoạch vào khoảng cuối hè đầu thu có thể ăn sống hoặc rang nướng.

Cây khiếm thực

Khiếm thực từ lâu đã được dùng cầm tiêu chảy, bạch đới. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hạt khiếm thực kiểm soát tốt đường huyết, ngăn các biến chứng của tiểu đường type 2 và chống oxy hóa. Theo Y học cổ truyền, khiếm thực giúp bổ tỳ trừ thấp, ích thận cố tinh. Hiện nay, hạt khiếm thực được chú ý nhiều hơn vì có khả năng chống oxy hóa cao.

Hạt khiếm thực ngăn tiểu đường, bổ thận

Các hoạt chất trong hạt này còn giúp loại bỏ gốc tự do, ngăn biến chứng tiểu đường, phòng chống ung thư phổi. Đông y coi đây như phương thuốc chữa đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, chữa tiểu nhiều và khí hư ở phụ nữ.

4. Củ mã thầy

Củ mã thầy bên ngoài màu đen, có nhiều rễ bám quanh thân quả. Bỏ đi lớp lông đen bên ngoài sẽ thấy thịt củ màu trắng nõn như tuyết. Y học Trung Quốc cho biết mã thầy có vị ngọt, đi vào kinh mạch phổi, tốt cho người bị ho nhiều, dung tích phổi thấp, làm ẩm phổi.

Củ mã thầy có tới 77% carbohydrate, 8% protein. Chất xơ trong củ giúp bài tiết đường tiêu hóa, chống táo bón do dạ dày gây ra. Củ mã thầy cũng làm thanh nhiệt, giải độc, có lợi cho dạ dày, giải cảm hanh khô.

Củ mã thầy

GS.TS Đỗ Tất Lợi viết trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” rằng mã thầy ngoài công dụng làm thức ăn bổ và mát thì còn được dùng chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, nhiệt (kiết lỵ, táo bón, mắt sưng đỏ,…).

DS. Hữu Bảo ở Trung Quốc cung cấp 1 số cách chữa bệnh bằng mã thầy như ăn củ tươi, nghiền củ lấy nước uống, uống bột củ,… để giúp lợi tiêu hóa, chống háo nước, cầm máu, giải độc,…

Trên đây là 4 “bảo bối dưới nước” mà bạn không nên bỏ qua để giúp cơ thể luôn trong trạng thái đủ ẩm, dồi dào năng lượng. Đừng quên kết hợp uống nhiều nước, bổ sung điện giải để cơ thể luôn căng tràn sức sống nhé.

Nguồn: Báo Phụ Nữ Việt Nam