Cây vấn vương là gì? Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương

14/11/2022

Cây vấn vương là gì? Bạn đã biết những tác dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên của cây vấn vương chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nha!

Cây vấn vương có tên khoa học là Galium aparine L, phân bố ở cả châu Âu và châu Á. Còn ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao, mát mẻ nhưng nó lại là vị thuốc cổ xưa có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu xem đây là vị thuốc có tác dụng chữa được bệnh gì nha!

1. Cây vấn vương là gì?

Cây vấn vương là gì?

Tên khoa học của cây vấn vương là Galium aparine L, là một loại thảo mộc dược liệu được tìm thấy trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm:

Thuộc cây thảo có hoa, họ Rubiaceae, cây phân thành nhiều nhánh, sinh trưởng và phát triển quanh năm. Cây mọc bò và leo cao từ 3 đến 5m; thân cây có 4 góc và gai nhọn dạng móc chạy dọc thân. Mỗi cây có khoảng từ 6 đến 8 vòng lá, giống thân cây, cũng xuất hiện những gai móc nhỏ có chiều ngược lại cả ở mặt trên của phiến lá và trên các mép lá.

Cây thường nở hoa vào tháng 11 hàng năm, cả cụm hoa nằm gọn trong nách lá, cao khoảng chừng 3-4cm. Hoa nở có màu trắng và hơi lục nhạt ở gần cuống hoa. Hoa kết trái, trái có màu đen bên trong có 2 hạt, mỗi hạt có đường kính 2-3 mm, cũng có lớp lông mọc dày dạng móc xung quanh hạt để bảo vệ.

Cây vấn vương đã được Carl von Linné mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753:

  • Nơi sinh sống: Loài cây này xuất hiện cả ở châu Âu và châu Á. Tại Việt Nam, người ta thấy loại cây này xuất hiện nhiều ở các vùng núi cao như tỉnh Lào Cai (Sapa) và tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt).
  • Thành phần: Trong cây vấn vương có chứa các thành phần hóa học như: glucosid asperulosid và các acid citric, malic, tannic.
  • Tính vị: Toàn thân cây vấn vương có vị đắng, chát và có tính bình. Còn rễ cây có vị hơi cay và mang tính ấm.

2. Bộ phận nào của cây vấn vương dùng làm thuốc?

Bộ phận nào của cây vấn vương dùng làm thuốc?

Toàn thân của cây vấn vương đều có thể được dùng làm thuốc, đặc biệt là rễ cây (Radixet Herba Galii Aparines).

Toàn thân của cây dùng làm thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, khư ứ, chỉ thống. Còn rễ cây có tính âm có công dụng khư phong thông lạc, làm ra mồ hôi, chống bệnh scorbut, tán ứ giảm đau, lợi tiểu và giúp ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sấy khô và rang quả, hạt cây vấn vương để làm đồ uống nóng như cà phê.

3. Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương

Cây vấn vương là loại cây đã được nhắc đến trong sách “Cây cỏ Việt Nam năm 1999” của GS Phạm Hoàng Hộ, đây là cây thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh ví dụ như:

Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong y học thay thế, viêm bàng quang là tình trạng viêm xảy ra tại bàng quang với phần lớn trường hợp do vi khuẩn gây nên (nhiễm trùng bàng quang). Trong trường hợp này cây vấn vương có thể làm mát và lợi tiểu, giúp giảm bớt các vấn đề về đường tiết niệu.

Điều trị các vấn đề da

Cây vấn vương có khả năng làm giảm kích thước các vết loét ở da nhờ vào tác dụng kháng khuẩn và làm mát da, điều này được mô tả trong những câu chuyện giai thoại từ cuối những năm 1800. Ngoài ra, cây còn có tác dụng làm mát các vết bỏng, trị mụn trứng cá trên da.

Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương

Giảm sưng hoặc phù nề

Rễ của cây vấn vương có tác dụng lợi tiểu nên được cho là có khả năng giảm sưng và thúc đẩy sự trao đổi chất lỏng trên khắp cơ thể.

Chữa bệnh lậu

Trong y học cổ truyền xưa, người ta tin rằng cây vấn vương có khả năng chữa khỏi bệnh lậu. Song, ngày nay với y học hiện đại, các loại thuốc kháng sinh sẽ là lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả hơn rất nhiều trong việc điều trị căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra:

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra

Cây vấn vương là một loài thực vật hoàn toàn có thể ăn được, mặc dù không gây tác dụng phụ đáng chú ý, tuy nhiên những người bị dị ứng với các thành phần của cây cũng nên cẩn trọng.

Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc theo chỉ định nên thận trọng khi sử dụng cây vấn vương. Tác dụng lợi tiểu của cây vấn vương có thể làm giảm lượng đường trong cơ thể, nên với các bệnh nhân bị tiểu đường đang phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nên thận trọng khi sử dụng loại cây này.

Với các vết bỏng nặng, nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính, hoặc các bệnh có biểu hiện nghiêm trọng khác, các bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức mà không nên tự ý sử dụng các loại thảo dược tự nhiên.

Vậy là Bách hóa XANH đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về cây vấn vương – loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cổ xưa. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của trang để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích nha!

Theo: Báo Sức khoẻ và Đời sống