Những bài thuốc lương y Nguyễn Kiều – Giấc mơ “Nam dược trị nam nhân”

02/11/2022

Lương y Nguyễn Kiều được biết đến là một người thầy thuốc, một lương y trong lòng nhân dân Việt Nam, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Tuệ Tĩnh nay là Học viện YDHCT Việt Nam. Trong cuộc đời và sự nghiệp của lương y, ông luôn dành hết thời gian của mình để nghiên cứu, sưu tầm cây thuốc cho ra những bài thuốc lương y Nguyễn Kiều đang được áp dụng chữa bênh cứu người cho đến hiện nay. Với sự tài ba của mình, người được nhân dân tôn vinh là “Vua thuốc Nam”.

Với những công trình khoa học và nghiên cứu của lương y Nguyễn Kiều đã và đang để lại giá trị to lớn cho nền y học cổ truyền Việt Nam và là nền tảng cho sự phát triển của y học nước ta sau này.

Thế hệ học trò thuốc nam Nguyễn Kiều đang tiếp nối giấc mơ “Nam dược trị nam nhân” của lương y Nguyễn Kiều. Chúng tôi hiện đang hợp tác với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền, với sự đầu tư bài bản về nghiên cứu, tài chính, cơ sở vật chất đến chủ động được nguồn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO, từ đó cho ra những sản phẩm nam dược tốt nhất đến tay người bệnh, hoàn thành tâm nguyện của thầy Kiều.

1.Lương y Nguyễn Kiều – Thầy thuốc Nam tiêu biểu của nền YDHCT dân tộc Việt Nam thế kỷ 20.

Việt Nam có một nền y dược cổ truyền lâu đời. Cội nguồn của nền y dược học cổ truyền Việt Nam là từ những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh. Nền y dược cổ truyền đó như một di sản văn hóa được lưu truyền, được liên tục bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ để ngày một hoàn thiện hơn.

Một trong những vị lương y đã xuất hiện trong thế kỷ 20 gắn liền với sự nghiệp cách mạng dân tộc, một lòng một dạ nghiên cứu thuốc Nam chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân là lương y Nguyễn Kiều.

Lương y Nguyễn Kiều sinh ngày 26/8/1891 ở thôn Long Hậu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình làm thuốc Bắc nổi tiếng. Ông đã theo con đường của Đại danh y Tuệ Tĩnh, say mê nghiên cứu chữa bệnh cho người lao động. Ông sớm tham gia cách mạng, năm 1930, bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo với án 20 năm tù khổ sai. Trong 15 năm ở địa ngục trần gian, với vốn nghề thuốc Nam, ông được đồng chí Tôn Đức Thắng giao nhiệm vụ xây dựng tổ thuốc Nam, lợi dụng những lúc làm khổ sai để hái lượm cây thuốc trên đảo và ven biển đem về chế biến thành thuốc chữa bệnh cho tù nhân, nổi danh “ba Kiều Côn Lôn” thầy thuốc giỏi. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông trở về đất liền tiếp tục hoạt động cách mạng và đảm nhận các công tác: Trưởng ty Công an tỉnh Sa Đéc, Phó ban Quân y Nam Bộ, Trưởng ban Quân y – Bộ đội tình nguyện quân Việt Nam – Campuchia.

Năm 1954, tập kết ra Bắc, lương y Nguyễn Kiều tự nguyện về xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) xây dựng tủ thuốc Nam Nông hội chữa bệnh cho bà con nông dân và nhiều cơ sở thuốc Nam tại xã. Lương y Nguyễn Kiều cũng đã tiến hành xây dựng Hợp tác xã y dược liên khu 5, Tập đoàn Đông y miền Nam và Hợp tác xã thuộc dân tộc Chùa Bộc nổi tiếng Hà Nội.

Năm 1959, Bộ Y tế mời lương y Nguyễn Kiều về làm Chủ nhiệm khoa thuốc Nam – Viện Nghiên cứu Đông y Trung ương. Tại Viện, ông hoàn thiện cuốn Cơ bản thuốc Nam giới thiệu 250 vị thuốc trong 100 cây thuốc và nhiều vật thuốc Nam gia dụng. Ông cũng viết tập Bệnh án lâm sàng và cuốn Chẩn trị thực tiễn hướng dẫn các môn sinh phương pháp chữa bệnh…

Năm 1962, Bộ Y tế đồng ý cho lương y Nguyễn Kiều mở trường thuốc Nam tại xóm Đậu, xã Đình Trung, tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ trong một thời gian, trường đã có vườn thuốc mẫu, có phòng khám bệnh nội ngoại trú. Dù chỉ mở 3 khóa nhưng trường đã đào tạo được gần 350 lương y, bồi dưỡng 2 lớp thuốc Nam cho 70 y bác sĩ của Bộ Y tế. Cuối năm 1965, lương y Nguyễn Kiều nghỉ hưu ở tuổi 75. Ông cũng làm cố vấn thuốc Nam Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang…

Đầu xuân 1967, lương y Nguyễn Kiều trở về tỉnh Hà Tây cùng các bạn tù cũ Côn Đảo xây dựng tủ thuốc Nam – Hợp tác xã nông nghiệp Hà Trì, xã Hà Cầu (Hà Đông). Tháng 3/1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm tủ thuốc Nam Hà Trì. Tại đây, Thủ tướng giao cho lương y Nguyễn Kiều xây dựng trường thuốc Nam nằm trong hệ thống đào tạo các trường trung học, đại học chính quy của Nhà nước. Thủ tướng cũng giao cho Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang cử y bác sĩ quân y đến học thừa kế và giúp lương y Nguyễn Kiều tổ chức, quản lý, điều hành.Trường mang tên Đại Danh y Tuệ Tĩnh. Ở tuổi 79, lương y Nguyễn Kiều được bổ nhiệm là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Tuệ Tĩnh. Trong quá trình giảng dạy, ông đề cao phương pháp chẩn đoán phòng chữa, thừa kế những bài thuốc hay, cây thuốc quý của các dân tộc, kinh nghiệm chữa bệnh của người xưa một cách khoa học sáng tạo…

Theo dòng thời gian, kỳ vọng của lương y Nguyễn Kiều “Trường Tuệ Tĩnh hôm nay – Học viện thuốc ta ngày mai” đã thành hiện thực. Năm 2005, PGS.TS. Trương Việt Bình – Hiệu trưởng tiếp nối đã bảo vệ thành công đề án đưa Trường Tuệ Tĩnh thành Học viện YDHCT Việt Nam. Năm 2015, TS. Đậu Xuân Cảnh đã lấy ngày 2/12 hàng năm – ngày giỗ của lương y Nguyễn Kiều là ngày truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của Học viện YDHCT Việt Nam.

Thể theo đông đảo nguyện vọng của những người làm nghề thuốc Nam ở mọi vùng miền Tổ quốc, ngày 17/5/2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra quyết định thành lập Hội Nam y Việt Nam

2.Những công trình khoa học được Lương Y Nguyễn Kiều trong cuộc đời sự nghiệp của người

  1. Sổ tay thuốc ta nhân dân. Bản thảo tính thuốc Nam (lưu hành ở nam bộ).
  2. Tuyên ngôn y học tổ quốc – Năm nguyên tắc 13 điểm chỉ dẫn sử dụng dược trong điều trị.
  3. Vấn đề chẩn đoán phòng chữa và cơ sở bệnh lý học.
  4. Vấn đề chẩn trị thực tiễn. 500 chứng. 10 nguồn bệnh.
  5. Lý thuyết trường sinh và vấn đề sinh lý trong thuốc ta.
  6. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ăn uống chữa bệnh.
  7. Cơ bản tính thuốc Nam (nhà xuất bản y học Bộ y tế 1962).
  8. Vấn đề dược lý học và dược nghiệp học.
  9. Bản thảo thuốc Việt Nam Côn Lôn.
  10. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền y học dân tộc Việt Nam.
  11. Vấn đề tổ chức nuôi trồng bảo tồn dược liệu và sản xuất thuốc theo phương pháp hiện đại, tiến tới không phải phụ thuộc thuốc nước ngoài.
  12. Đấu tranh chống quan niệm sai lầm, bảo về sự trong sáng của y học dân tộc.
  13. Vấn đề tổ chức phòng bệnh rộng rãi trong cả nước, dưỡng sinh bảo vệ môi trường sống, cải tạo nòi giống.
  14. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ y tế xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thực tế nâng cao y học đan tộc, kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại, tiến tới người nghèo chữa bệnh không phải mất tiền.

3.Tìm hiểu những bài thuốc hay nổi tiếng của Lương Y Nguyễn Kiều

Có rất nhiều hội thảo bàn luận về các giá trị tài liệu mà thầy Nguyễn Kiều để lại, hàng chục tham luận của các GS.TS, Dược sỹ, bác sỹ, lương y, thầy thuốc đã tập trung làm rõ tài năng và những đóng góp to lớn của lương y Nguyễn Kiều trong bảo tồn và phát triển thuốc nam của dân tộc như: Chẩn trị thực tiễn, kinh nghiệm bào chế và sử dụng thuốc nam của lương y Nguyễn Kiều; Nghiên cứu độc tính cấp và bán cấp của dịch chiết quả Dứa dại trên động vật thực nghiệm..v.v…

GS.TS. Trương Việt Bình – Giám đốc Học viện nhấn mạnh: lương y Nguyễn Kiều tức Ba Kiều sinh ngày 25-5-1891, mất 2-12-1974. Thầy là một thầy thuốc đức độ. Trong sự nghiệp thầy đã xuất bản các tác phẩm “Cơ bản tính thuốc ta” gồm 250 vị thuốc và giới thiệu 40 bài thuốc Nam giá trị; viết tài liệu “Bệnh án lâm sàng” và các sách “chẩn trị thực tiễn” hướng dẫn phương pháp chẩn đoán phòng chữa bệnh, đúc kết từ thực tiễn gần 50 năm chữa bệnh và dạy học. Những tác phẩm của thầy đã để lại cho nền y học cổ truyền hiện nay những giá trị vô cùng to lớn.

Lương y Nguyễn Kiều nổi tiếng không chỉ với những bài thuốc chữa xương khớp mà còn nổi tiếng với các bài thuốc khác để trị các bệnh như: bệnh nam nữ khoa, bệnh gan mật, tỳ vị..v..v… Cùng tìm hiểu một số bài thuốc nổi tiếng của lương y Nguyễn Kiều:

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều
Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều để nhớ lại năm 13 tuổi thầy bị ngã và phải dùng đến bài thuốc này cho hết bệnh. Được thầy đặt tên là “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn”.

 

Bài thuốc bao gồm các vị thuốc sau:

  • Bồ hóng gác bếp: 200g
  • Phèn chua phi: 50g
  • Quả chanh nóng (không có chanh có thể thay bằng dấm thanh): 5 quả
  • Vôi ăn trầu (đốt khô): 10g
  • Nước tiểu trẻ em 8 tuổi, khỏe mạnh: 2 lít
  • Rượu: 0,5 lít

Cách dùng của bài thuốc:

  • Ô long (bồ hóng gác bếp) cho vào nước sạch, quấy đều, loại bỏ cặn.
  • Phèn chua cho vào chảo gang phi khô một nửa, sau đó để nguội rồi tán.
  • Vôi ăn trầu đặt trên viên ngói đốt khô.
  • Chanh quả nướng bỏ hạt vắt lấy nước, trộn đều với các vị trên rồi cho vào chai, hoặc đổ vào lọ nước tiểu ngâm, nút kín để từ 3 đến 21 ngày (chon xuống đất càng tốt), bỏ bã, lấy nước uống.
  • Cách dùng:
  • Ngày uống từ 20- 50ml. Chia ngày 2 lần, uống lúc không no cũng không đói.
  • Tùy thể trạng của người bệnh để định liều cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai không được sử dụng.

Bài “kiên cung hoàn”
Bài thuốc “kiên cung hoàn” trị về bộ phận sinh dục của nam và nữ, hành kinh đau bụng.

Gồm các vị thuốc:

  • Nhũ hương: 80g
  • Một dược: 80g
  • Mộc hương: 160g
  • Lô hội: 120g
  • Đại hoàng: 8g (được tẩm sao cháy 3/10)
  • Thổ phục linh: 200g
  • Xuyên tiêu: 80g (sao qua)
  • Tiểu hồi: 40g
  • Đại hồi: 8g
  • Dấm: 2 lít
  • Rượu: 1 lít
  • Đường phèn: 480g

Cách chế biến bài thuốc:

  • Thổ phục linh, mộc hương, xuyên tiêu, tiểu hồi, đại hồi, đại hoàng tán bột rồi trộn chung.
  • Lô hội, nhũ hương, một dược nấu với nước lọc bỏ cặn, canh đặc rồi tẩm vào các thuốc bột trên.
  • Sau đó tẩm dấm với rượu rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó tán bột mịn, làm hoàn với đường phèn hoặc kẹo mạch nha.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày uống 8-16g, chia 2 lần uống trong ngày, uống với nước ấm.

Bài thuốc “Cao Giải Phóng”
Để chữa các chứng liên quan đến nổi mụn nhọt, ngứa ngoài da, chức năng gan – thận suy giảm…

Thành phần bài thuốc:

  • Ké đầu ngựa: 300g
  • Cà gai leo: 1000g
  • Kim ngân hoa: 2000g
  • Vỏ gạo gai: 2000g
  • Bồ công anh: 2000g
  • Trinh nữ: 1000g
  • Đơn mặt trời: 500g
  • Tầm duột: 500g
  • Cam thảo nam: 500g
  • Thổ phục linh: 5000g

Cách chế biến thuốc:

  • Các vị thuốc thái nhỏ. Cho thuốc vào chảo, đổ ngập thuốc, nấu còn 1/3, nước thứ 2 ít hơn. Trộn 2 nước lại rồi cô đặc thành cao miếng. Hoặc cao lỏng đặc như mật ong cho vào chai để dùng.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày dùng từ 12-20 g, chia 2 lần, uống sau ăn 2 giờ.
  • Trẻ em khi uống có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường cho dễ uống.
  • Cắt nhỏ cao cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm cho tan, uống lúc còn ấm.
  • Tùy thể trạng người bệnh mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai thận trọng khi sử dụng.
  • Khi dùng thuốc nên kiêng dầu mỡ, thịt gia cầm, các đồ ăn có tính nhiệt, ăn nhạt.

Và còn rất nhiều bài thuốc trị bệnh khác của lương y Nguyễn Kiều đã và đang được chúng tôi áp dụng trong điều trị chữa bệnh trong danh mục sản phẩm bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều, quý bạn đọc và đồng nghiệp và bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng.

Theo: Thuocnamnguyenkieu.com