Lương y Nguyễn Minh Phúc

28/12/2022

BÁO CÁO – THAM LUẬN
Chủ đề: “Thuốc Nam hỗ trợ điều trị Covid-19”

Lương y Nguyễn Minh Phúc
Phòng khám Đông y Minh Phúc
Đường Nguyễn Tri Phương, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Kính thưa Quý vị khách quý, thưa toàn thể hội nghị.
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham dự hội thảo Khoa học “Nam Dược Trị Nam Nhân”. Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới các quý vị khách quý, Hội viên Hội Nam Y Việt Nam lời chúc sức khỏe, thành công…

Kính thưa hội nghị.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến, biến thể phức tạp bùng phát nhiều nơi, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu điều trị triệu chứng, bệnh nền kèm theo cũng như tăng cường sức đề kháng, ức chế virus phát triển, chữa trị các chứng hậu Covid-19.

Từ lâu đời Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây thuốc bài thuốc nam chữa bệnh Ôn dịch rất hiệu quả. Thực tế cho thấy chứng Ôn dịch tương đồng với Covid-19, có biểu hiện sốt, ho đàm khó thở, sợ lạnh, mỏi mệt, đau đầu nhức mỏi, suy kiệt …
Chữa trị chủ yếu đối chứng trị liệu, nếu biểu hiện ngoại tà phong nhiệt (nóng sốt) dễ tổn thương phần âm phép trị chủ yếu vừa giải ngoại tà cần trợ giữ phần âm. Còn ngoại tà phong hàn (lạnh nhiều) dễ làm tổn thương phần dương, phép trị vừa giải hàn tà cần trợ giúp phần dương.

Đông y cho rằng nếu âm dương điều hòa thì sự hanh thông vạn vật tươi tốt, sức khỏe tốt. Khi âm dương mất quân bình thì mọi vật trắc trở, hư hoại, bệnh tật bắt đầu phát sinh.
Nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn, khi dùng thuốc giải nhiệt “hết nóng” là giúp ức chế vi khuẩn, virus phát triển, từ đó “chính khí mạnh ngoại tà lui”.
Tôi cùng một số đồng nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu bỏ nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu liệu pháp ứng dụng Thuốc nam hổ trợ trị bệnh Covid-19 bước đầu thấy rất hiệu quả…

Hôm nay tôi xin được phép được chia sẻ ứng dụng Thuốc nam hổ trợ điều trị Covid-19, theo một số bệnh chứng thường gặp như sau:

I. Thuốc Nam chữa chứng nóng sốt

Bệnh chứng “Ôn dịch” cũng như Covid-19, nếu có biểu hiện nóng sốt nhiều là thiên về nhiệt. Phép trị chủ yếu vừa giải nhiệt tà cần trợ giữ phần âm.
Dùng Bài thuốc nam theo đối chứng trị liệu gồm: Rau má 20g, cỏ mực 20g, đậu đen 40g, kim ngân 16g, cát căn 20g, lá tre 20g, rễ tranh 20g.

Cách dùng; sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, bệnh nặng có thể dùng liều cao hơn. Trẻ em dùng liều ½ người lớn. Bài này đã áp dụng trị cho nhiều bệnh nhân Ôn dịch và Covid-19. “Bài đã đăng báo SK&ĐS cơ quan ngôn luận Bộ Y Tế”.
Tác dụng: giải nhiệt dưỡng âm, nhuận phế mát gan giải độc, thanh nhiệt, cầm huyết… Trị các chứng nhiệt tà xâm nhiễm khí phận, huyết phận, gây sốt ho, khó thở, đau họng nhức mỏi phiền táo khát…
Nếu nhiệt tà được thanh giải, tân dịch được tư dưỡng, nhiêt tà uất kết cũng giảm, nội nhiệt được mát chân âm cố giữ, từ đó thì âm dương điều hòa kinh mạch lưu thông, viêm sưng tự tiêu; chứng sốt ho, khó thở, viêm long đường hô hấp cũng giảm; người khỏe vi khuẩn vi rút tự lui, “ nhân cường tật nhược.

Bài này dùng cho cả trẻ em, phụ nữ có thai, người đang có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp…
Ngoài ra điều dưỡng khi sốt cao mất nước nên phối hợp uống nước dừa, hoặc nước rau má, nước đậu xanh, nước mía, nước trái cây tươi … Theo tính dược nước dừa, cũng như nước rau má nước trái cây tươi giúp giải nhiệt, sinh tân, giáng hỏa, hạ sốt… dùng hổ trợ chữa trị trong các trường hợp sốt mất nước, mất điện giải….

Tuy nhiên nước dừa kiêng dùng giai đoạn hết sốt dương suy tay chân lạnh, hoặc chứng “thoát dương” đang sốt cao đột ngột mồ hôi đầm đìa tay chân lạnh toát huyết áp, lúc này cần phải ôn ấm trợ giúp phần dương.

II. Thuốc Nam chữa chứng huyết ứ

Người bệnh Covid-19 bị huyết ứ tạng phế thường biểu hiện đau tức vùng ngực khó thở, có khi sốt, ho ra máu; sự cung cấp ôxy đến phổi suy giảm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tính mạng người bệnh.

Theo đông y nếu phế nhiệt huyết ứ, phép trị chủ yếu thanh nhiệt hóa ứ… Nếu khí trệ huyết ứ phép trị nên hành khí thông huyết. Nếu huyết hàn huyết ứ phép trị chủ yếu ôn hàn thông huyết ứ.
Nếu do huyết nhiệt huyết ứ; Biểu hiện sốt, khó thở tức ngực miệng khô khát Phép trị chủ yếu là thanh nhiệt, tiêu viêm thông ứ. Nên dùng vị Rau dấp cá (Ngư tinh thảo) có vị chua, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt hóa ứ, tiêu thũng, hoá đờm, chỉ khái…

Dấp cá còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng bền vững dẻo dai của vi huyết quản, thông huyết ứ ngừa xuất huyêt. Dùng bằng cách ép nước pha mật ong hoặc phối hợp với hành, gừng nấu canh với thịt cá ăn.
Kiêng kỵ: không dùng dấp cá cho chứng phế hàn ho đờm loãng, giai đoạn hết sốt gặp lạnh ho tăng.
Nếu do khí trệ huyết ứ; Biểu hiện ho, khó thở, ngực bụng đầy đau, ho đàm nhiều. Phép trị chủ yếu hành khí thông huyết. Nên dùng Củ kiệu Theo dược tính Kiệu vị cay đắng, tính ấm.

Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, thông huyết. Theo sách Dược tính chỉ nam “Củ kiệu (giới bạch) khí ôn vị cay không độc. Tác dụng hòa trung tiêu, ích dương khí, hành huyết, thông khí trệ”. Dùng bằng cách ép lấy nước cốt, pha mật ong uống hoặc nấu canh, nấu cháo, xào thịt cá ăn.

Nếu do huyết hàn huyết ứ; Biểu hiện ho tức ngực, đờm nhiều, đờm loảng gặp lạnh tăng. Phép trị chủ yếu ôn hàn thông huyết ứ. Nên dùng Rau hẹ theo dược tính, Hẹ có vị cay tính ấm dùng trị các chứng khí lạnh, làm cho Tâm ấm lại, trừ được khí nóng trong vị phủ, giúp Phế khí đầy đủ; tan được chứng huyết ứ, trục được chứng đờm nhiều, chứng ho ra máu, các chứng bệnh về máu, bệnh nấc ợ, bệnh thổ ói”.
Hẹ còn là vị thuốc thông hành khí huyết chữa các chứng đau tức ngực, tâm phế thống, vị thống… Hẹ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, và có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, dùng tốt chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Dùng bằng cách chưng hấp các thủy cho thêm đường uống hoặc Rau hẹ non xào ăn, hoặc nấu canh hoặc ăn sống với nhiều loại rau khác đều tốt.

III. Thuốc Nam chữa chứng ho đờm nhiều khó thở

Người bị Covid-19 nếu biểu hiện ho đờm khó thở có nhiều dịch ứ đọng phổi, phần nhiều do “ngoại phong tà nội thấp trệ”. Phép tri chủ yếu giải ngoại tà, hóa đàm thấp, giảm ho…
Thuốc Nam y nên trọng dụng vị Tía tô hoặc bài có vị Tía tô làm quân. Theo y học cổ truyền Tía tô có vị cay, tính ấm. Tác dụng tán hàn giải biểu, lý khí hòa doanh, an thai, giảm co thắt cơ trơn phế quản…

Tía tô còn được là thuốc giảm ho, giảm đờm, ức chế virus phát triển và thúc đẩy khí huyết, tân dịch đến toàn thân, bên trong thì đi vào các tạng phủ, kinh lạc; bên ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục.
Dùng bằng lấy lá tươi xay nước ép lấy nước uống hoặc phối hợp hành hoa, gừng nấu cháo giải cảm ăn. Nếu F0 biểu hiện ho đờm nhiều, sốt nhẹ sợ lạnh, sổ mũi nghẹt mũi do “đàm thấp uất trệ kinh phế” dùng bài “Hạnh tô tán”: Tác dụng ôn tán giải ngoại tà, tuyên phế hóa đàm…

Nếu F0 biểu hiện ho đờm nhiều, bụng đầy sốt nhẹ “ngoại ôn dịch nội khí trệ”, dùng bài “Hương tô ẩm” Tác dụng lý khí giải biểu hóa đàm…Nếu F0 biểu hiện ho đờm, sốt, sợ lạnh tiêu hóa kém “tỳ phế khí hư đờm thấp”, dùng bài “Sâm tô ẩm”: Tác dụng ich khí giải biểu, hóa đàm, cầm ho, tuyên phế…Nếu F0 biểu hiện ho suyễn, ho đàm khó thở, bụng đầy chậm tiêu “tỳ thận khí hư đàm thấp”, dùng bài “Tô Tử giáng khí thang”: Tác dụng giáng khí hóa đàm, định suyễn, ôn thận.
Nếu bị F0 biểu hiện ho, suyển khó thở, đờm nhiều, tức ngực. “phế đàm khí nghịch, dùng bài “Tam tử dưỡng thân thang”, Tác dụng giáng khí, hóa đàm, bình suyễn.

IV. Thuốc Nam chữa chứng hâu Covid-19

Đa phần các bệnh hậu của ôn dịch cũng như Covid-19, khi nóng sốt lâu ngày thường làm suy tổn chân âm tân dịch âm huyết hư, chức năng nội tạng từ đó phát sinh nhiều chứng hậu.
Nhiều người khi xuất viện âm tính virus còn để lại chứng hậu như ho, tức ngực, ho đàm khó thở, mệt mỏi, khó ngủ, mất vị giác, da khô, nổi mụn, đau đầu, khó tập trung, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Nếu có tuổi biểu hiện sau khi khỏi bệnh vẫn nóng bứt rứt khó ngủ, ho khan thở mệt.“phế thận âm hư tâm phế mãn” dùng Bài Bát tiên trường thọ gia giảm chủ trị… Tác dụng: bổ phế thận âm bình suyễn, cầm ho…Nếu đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao “Can thận âm hư hỏa thịnh”. dùng bài Kỷ cúc địa hoàng gia gảm chủ trị. Công dụng tư dưỡng can thận, thanh não, minh mục…
Nếu mệt mỏi suy kiệt ho lâu ngày, kềm tiểu đường (khí huyết đều hư) Dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh gia giảm. Tác dụng: Bổ khí huyết dưỡng ngũ tạng điều hòa âm dương.

Nếu biểu hiện dễ nóng dễ lạnh, mệt mỏi sụt cân do “Khí huyết đều hư tổn” dùng Bài “Thập toàn đại bổ gia giảm” Tác dụng: Đại bổ khí huyết, tăng cường khí huyết kinh mạch lưu thông
Nếu biểu hiện nóng, khó ngủ, tai ù, tóc rụng, da khô sần nổi mụn do “Can thận âm hư”, dùng Bài “Lục vị gia giảm chủ trị” Tác dụng bổ thận âm, dưỡng can huyết…

V. Thuốc Nam chữa chứng tăng đề kháng

Hiện nay việc điều trị Covid-19 chủ yếu ức chế virus phát triển, chữa triệu chứng đồng thời tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng. Để tăng đề kháng, hỗ trợ phòng trị bệnh cần lưu ý: Nếu người gầy, nóng, ho khan (do âm hư) nên tăng cường trong dụng vị bổ mát dưỡng âm, giải nhiệt tà; tránh vị nóng cay tân tán.Nếu người mập mà yếu, ho đờm nhiều (do khí hư), nên tăng cường trọng dụng vị kiện tỳ ích khí; hạn chế vị thanh nhiệt mát huyết.

Khi âm dương điều hòa, kinh mạch lưu thông, khí huyết vận hóa nuôi dưỡng lên tạng phế và toàn thân tốt thì các chứng sốt ho, ho khan, ho đờm thở mệt đều giảm, đó là cách ức chế vi khuẩn virus phát triển, đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm nhẹ triệu chứng ôn dịch cũng như vi rus Covid-19. Thuốc Nam y nguồn dược liệu sẵn có các địa phương, ứng dụng chữa trị chứng Ôn dịch cũng như bệnh chứng Covid-19, bằng cách giảm sốt giải nhiệt tà dưỡng âm, hóa ứ đàm trệ gây tức ngực khó thở, nam dược còn hổ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh hậu Covid-19 và bệnh nền kèm theo.

Tuy nhiên để Nam dược hiệu quả nhất cần được chung tay của toàn thể Hội viên, và mong được đánh giá kiểm duyệt của Hội Đồng khoa Hội Nam dược và cũng như được sự đồng ý Bộ Y Tế, được tuyên truyền của cơ quan truyền thông báo đài đến cộng đồng, từ đó mới được sự chấp thuận ủng hộ các cấp cơ quan quản lý ngành Y Tế cũng như người dân.

Trước tin Hội viên tham gia chữa bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, còn bệnh nhân nặng phải được chữa trị bằng YHHĐ, hoặc phối hợp cả YHCT và YHHĐ góp phần bảo vệ sóc nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Dịch Covid-19 chưa có thuốc đặc hiệu nên việc kết hợp thuốc nam nâng cao sức đề kháng được coi như một trong các biện pháp hữu hiệu để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hiện nay.

Lương y Nguyễn Minh Phúc