TTND.GS.TS Trương Việt Bình

28/12/2022

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài: “Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của viên nang “Hồi Xuân Hoàn” trong thực nghiệm và thực tiễn lâm sàng”.

TTND.GS.TS Trương Việt Bình
Nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Chủ tịch Hội Nam y Việt nam
BS.CKII Phạm Thủy Phương
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

ABSTRACT:
The study aimed to evaluate the immune stimulating effect of “Hoi Xuan Hoan” at experimental and clinical.
The study aimed to evaluate the immune stimulating effect of “Hoi Xuan Hoan” capsules on white mice that cause immunosuppression with cyclophosphamide and the effect of supporting TCD4 cell improvement in immunocompromised patients acquired due to HIV infection.
Results: ”Hoi Xuan Hoan” at a dose of 1.2 g / kg (equivalent to clinical dose, extrapolation coefficient is 10) and 3.6 g / kg (3 times the clinical equivalent dose) orally continuously 7 days has a pronounced immune stimulating effect through increased humoral immune response (increased IgG concentration), increased cellular mediated immune response: increased IL-2 concentration, increased INF-α.
Clinical: There was a uniform increase in the number of TCD4 cells across all study subjects. The mean increase was 83.81 cells / mm3 blood / patient in the group waiting for ARV; 174 cells / mm3 blood / patient in ARV group had additional “Hoi Xuan Hoan”.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng kích thích miễn dịch của viên nang “ Hồi Xuân Hoàn” lên trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid và tác dụng hỗ trợ cải thiện tế bào TCD4 trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV.

Kết quả: Hồi xuân hoàn ở liều 1,2 g/kg (tương đương liều lâm sàng, tính hệ số ngoại suy là 10) và 3,6 g/kg (gấp 3 lần liều tương đương lâm sàng) uống liên tục trong 7 ngày có tác dụng kích thích miễn dịch rõ rệt thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG), tăng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào: tăng nồng độ IL-2, tăng INF-α.

Lâm sàng: Có sự tăng đồng nhất số lượng tế bào TCD4 trên tất cả các đối tượng nghiên cứu. Mức tăng trung bình 83,81 tế bào/mm3máu/bệnh nhân ở nhóm chờ dùng ARV; 174 tế bào/mm3máu/bệnh nhân ở nhóm dùng ARV có dùng thêm HXH.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy giảm miễn dịch (SGMD) là tình trạng hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả dẫn đến cơ thể mất khả năng chống đỡ với các yếu tố bên ngoài, hệ quả là cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng và dẫn đến tử vong. Suy giảm miễn dịch gặp trong nhiều bệnh cảnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus (HIV/AIDS, HBV,..), ung thư, hay trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu,..), chấn thương.

Viên nang Hồi xuân hoàn (HXH) có nguồn gốc từ bài thuốc cổ phương “Hữu quy ẩm” gia giảm đã được nghiên cứu về độc tính và một số tác dụng trên thực nghiệm và lâm sàng. Để làm rõ tác dụng của “Hồi Xuân Hoàn”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của viên nang “Hồi Xuân Hoàn” thực nghiệm và lâm sàng với mục tiêu:

– Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của Hồi xuân hoàn trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid.
– Đánh giá tác dụng cải thiện số lượng tế bào TCD4 trên bệnh nhân HIV/AIDS

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1.Chất liệu – đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Chất liệu nghiên cứu:

Viên nang HXH được sản xuất tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phối hợp với công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương Mediplantex.
Dạng bào chế: Viên nang cứng, hàm lượng 500mg. Đạt TCCS. Thành phần gồm: Thục địa, hoài sơn, sơn thù, kỷ tử, cam thảo, phụ tử chế, quế nhục, đỗ trọng.
Liều lượng, cách dùng: Viên nang: Hồi Xuân Hoàn” 500mg x 10 viên/ngày – Uống chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.

2.1.2. Thuốc và hóa chất sử dụng trong nghên cứu:

– Levamisol dạng bột trắng, hàm lượng 98,6 % do Phòng Hoá lý I, Viện Kiểm nghiệm Trung ương, Bộ Y tế cung cấp.
– Các thuốc ARV trong nghiên cứu được dùng theo phác đồ điều trị ARV bậc một d4T + 3TC + NVP [15] gồm có:
– Stavudine (d4T) 30mg, hãng sản xuất Bristol – Myers Squibb (BMS).
– Lamivudine (3TC) 150mg, hãng sản xuất GlaxoSmithkline.
– Nevirapine (NVP) 200mg, hãng sản xuất Boehringer Ingelheim.

Các thuốc trên được cung cấp bởi chương trình PEPFAR tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viên Đống Đa – Hà Nội.
Liều dùng:
– d4T 30mg x 2 lần/ngày
– 3TC 150mg x 2 lần/ngày
– Nevirapine 200mg x 2 lần/ngày

2.1.3. Động vật thực nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, thuần chủng, cả hai giống, nặng 20 ± 2 g do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.

2.1.4. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn 3 theo phân loại của WHO (2003)và BYT (2009) chưa được dùng ARV và bệnh nhân được dùng ARV có cùng phác đồ điều trị ARV bậc 1 tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội.

2.2 .Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1.Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của Hồi xuân hoàn trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid

Tiêm màng bụng cyclophosphamid (CY), liều duy nhất 200 mg/kg thể trọng để gây suy giảm miễn dịch. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 lô:
Lô 1: Chứng sinh học: Chuột không bị tác động gì.
Lô 2: Mô hình: Chuột được tiêm CY + uống nước cất.
Lô 3: Chứng dương: Chuột được tiêm CY + uống levamisol liều 100 mg/kg.
Lô 4: Thuốc thử liều 1: Chuột được tiêm CY + uống Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg thể trọng tương đương lâm sàng. Chuột nhắt trắng tính hệ số 10.
Lô 5: Thuốc thử liều 2: Chuột được tiêm CY + uống Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg (gấp 3 lần liều tương đương trên lâm sàng).
Sau khi tiêm màng bụng cyclophosphamid liều 200 mg/kg ở các lô 2, 3, 4, 5, vào ngày thứ 2 các lô chuột được uống nước cất và các thuốc liên tục trong 7 ngày. Ngày thứ 8, giết chuột, lấy máu và các tổ chức lympho để làm xét nghiệm.

Thông số đánh giá miễn dịch dịch thể: định lượng IgG trong máu ngoại vi.
Thông số đánh giá miễn dịch tế bào:
– Phản ứng bì với kháng nguyên OA (Ovalbumin + Al(OH)3 ).
– IL2 và INF- α ở máu ngoại vi bằng phương pháp ELISA.
*: Khác biệt so với Chứng sinh học với p < 0,05
***: Khác biệt so với Chứng sinh học với p < 0,001
Δ: Khác biệt so với mô hình với p < 0,05

2.2.2. Đánh giá tác dụng cải thiện số lượng tế bào TCD4 trên bệnh nhân HIV/AIDS :

Thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh sự khác biệt trước sau điều trị có đối chứng. Gồm 120 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được làm bệnh án, chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm bệnh nhân trong thời gian chờ dùng ARV được dùng HXH:
+ Nhóm 2: Nhóm bệnh nhân đang dùng ARV có cùng phác đồ, dùng thêm HXH:

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thông kê y sinh học theo t- test – Student và test trước sau (Avant-après) và theo chương trình phần mềm Microsoft Excel.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:

2.2.1.Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của Hồi xuân hoàn trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid

Bảng 1. Tác dụng của Hồi xuân hoàn lên nồng độ IgG trong máu ngoại vi.
Lô N Nồng độ IgG ( ± SE, pg/ml)
Lô 1: Chứng sinh học 10 83,8 ± 1,38
Lô 2: Mô hình CY 15 78,69 ± 2,07***
Lô 3: Chứng dương levamisol 15 82,47 ± 1,01***Δ
Lô 4: Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg 15 83,47 ± 2,42Δ Δ Δ
Lô 5: Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg 15 84,11 ± 2,69Δ Δ Δ
Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy: CY làm giảm rõ rệt nồng độ IgG máu ngoại vi so với lô chứng sinh học (p < 0,001). Levamisol liều 100 mg/kg làm tăng nồng độ IgG máu ngoại vi so với lô mô hình (p<0,05). Hồi xuân hoàn cả 2 liều cũng có tác dụng làm tăng nồng độ IgG máu ngoại vi rõ rệt so với lô mô hình (p<0,001).

Bảng 2.Mức độ thay đổi nồng độ IgG của thuốc thử.
Lô Mức độ thay đổi nồng độ IgG (%) so với Lô 1 Mức độ thay đổi nồng độ IgG (%) so với Lô 2
Lô 1: Chứng sinh học 0 6.49
Lô 2: Mô hình CY – 6.09 0
Lô 3: Chứng dương levamisol – 1.59 4.80
Lô 4: Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg – 0.39 6.07
Lô 5: Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg 0.37 6.89

Nhận xét: Kết quả bảng 2. cho thấy: Levamisol làm tăng nồng độ IgG so với lô mô hình là 4.8%. HXH ở cả 2 liều làm tăng nồng độ IgG so với lô mô hình lần lượt là 6.07% và 6.89%.
Bảng 3.Tác dụng của thuốc thử đến phản ứng bì với kháng nguyên OA.
Lô N Phản ứng bì
( ± SE, mm) Mức độ thay đổi phản ứng bì với kháng nguyên OA (%) so với Lô 1 Mức độ thay đổi phản ứng bì với kháng nguyên OA (%) so với Lô 2
Lô 1:
Chứng sinh học 10 2,95 ± 0,07 0 – 2.96
Lô 2:
Mô hình CY 15 3,04 ± 0,10 3.05 0
Lô 3: Chứng dương levamisol 100 mg/kg 15 2,93 ± 0,11 – 0.68 – 3.62
Lô 4:
Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg 15 2,96 ± 0,30 0.34 – 2.63
Lô 5:
Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg 15 2,85 ± 0,29 – 3.39 – 6.25
Nhận xét: Kết quả bảng 3. cho thấy:
Levamisol làm giảm phản ứng bì với kháng nguyên OA so với lô mô hình là 3.62%. HXH ở cả 2 liều làm giảm phản ứng bì với kháng nguyên OA so với lô mô hình là 2.63% và 6.25%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về phản ứng bì ở chân chuột giữa các lô so với lô mô hình và so với lô chứng sinh học.
Bảng 4. Ảnh hưởng của thuốc Hồi xuân hoàn đến nồng độ IL – 2.
Lô N Nồng độ IL – 2
( ± SE, pg/ml) Mức độ thay đổi nồng độ IL – 2 (%) so với Lô 1 Mức độ thay đổi nồng độ IL – 2 (%) so với Lô 2

Lô 1:
Chứng sinh học 10 12,86 ± 1,84 0 69.88
Lô 2:
Mô hình CY 15 7,57 ± 1,81*** – 41.13 0
Lô 3: Chứng dương levamisol 100 mg/kg 15 12,22 ± 4,29 Δ – 4.98 61.42
Lô 4: Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg 15 12,42 ± 3,17Δ – 3.42 64.07
Lô 5: Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg 15 12,80 ± 2,63 Δ Δ Δ – 0.47 69.09
Nhận xét: Kết quả bảng 4. cho thấy: Qua kết quả về mức độ thay đổi nồng độ IL – 2 cho ta thấy: CY gây ra tình trạng giảm rõ rệt nồng độ IL-2 trong máu ngoại vi so với lô mô hình. Levamisol 100 mg/kg có tác dụng làm tăng nồng độ IL-2 so với lô mô hình 61.42%. Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg và 3,6 g/kg có tác dụng làm tăng nồng độ IL -2 so với lô mình lần lượt là 64.07% và 69.09% .
Bảng 5. Tác dụng của HXH đến nồng độ INF – α trong máu ngoại vi.
Lô N Nồng độ INF – α
( ± SE, pg/ml) Mức độ thay đổi nồng độ INF – α (%) so với Lô 1 Mức độ thay đổi nồng độ INF – α (%) so với Lô 2
Lô 1:
Chứng sinh học 10 11,0 ± 1,50 0 114.42
Lô 2:
Mô hình CY 15 5,13 ± 1,35*** – 53.36 0
Lô 3: Chứng dương levamisol 100 mg/kg 15 12,29 ± 3,65 Δ Δ Δ 11.73 139.57
Lô 4:
Hồi xuân hoàn liều 1,2 g/kg 15 12,25 ± 3,70 Δ Δ Δ 11.36 138.79
Lô 5:
Hồi xuân hoàn liều 3,6 g/kg 15 10,39 ± 2,76 Δ Δ Δ – 5.55 102.53
Nhận xét: Kết quả bảng 5 cho thấy:
CY gây giảm nồng độ INF – α trong máu ngoại vi của chuột nhắt so với lô mô hình là 53.36%. Levamisol 100 mg/kg có tác dụng làm tăng INF – α so với lô mô hình là 139.57%. Hồi xuân hoàn cả 2 liều đều làm tăng rõ rệt nồng độ INF – α so với lô mô hình lần lượt là 138.79% và 102.53%.

2.2.2. Đánh giá tác dụng cải thiện số lượng tế bào TCD4 trên bệnh nhân HIV/AIDS :

2.2.2.1. Sự cải thiện số lượng tế bào TCD4 nhóm nhiễm HIV chờ dùng ARV được dùng HXH.

Bảng 6. Số lượng trung bình tế bào TCD4 2 nhóm trước và sau điều trị
Số lượng TB
TCD4 T0(¯X ± SD) T3(¯X ± SD) Δ(T3-T0)
(¯X ± SD) p(T3-T0)
Nhóm 1A (n=30) 338.87±60.18 427.3±85.17 88.43±57.08 p<0,001
Nhóm 1B (n=30) 367.77±52.61 316.97±50.63 -50.8±20.49 p<0,001
pa-b p>0,05 p<0,001 p<0,001
Nhận xét: Kết quả bảng 6 cho thấy: Sau 3 tháng điều trị, số lượng tế bào TCD4 trung bình của nhóm nghiên cứu tăng rõ rệt, mức tăng trung bình 88 Tế bào/mm3/bệnh nhân. Nhóm chứng, số lượng tế bào TCD4 trung bình giảm rõ rệt, trung bình giảm 50 Tế bào/mm3/bệnh nhân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

2.2.2.2. Sự cải thiện số lượng tế bào TCD4 nhóm được dùng ARV theo phác đồ được dùng thêm HXH

Biểu đồ1. Số lượng trung bình tế bào TCD4 trước và sau điều trị
Nhận xét: Từ biểu đồ 1 cho thấy: Sau 3 tháng điều trị: Nhóm điều trị bằng HXH kết hợp với ARV, số lượng TCD4 của nhóm điều trị tăng rất rõ rệt. Số lượng tế bào TCD4 trung bình của nhóm điều trị tại thời điểm T3 tăng gấp 1,8 lần so với thời điểm T0, trung bình tăng 142 TB/mm3.
Nhóm chứng, số lượng tế bào TCD4 trung bình cũng tăng, mức tăng trung bình là 81 TB/mm3. Sự khác biệt về mức tăng trung bình giữa 2 nhóm rất có ý nghĩa thống kê với χ2 =3,066, p=0,003.

4. KẾT LUẬN:

4.1. Tác dụng lên đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:

Hồi xuân hoàn ở liều 1,2 g/kg (tương đương liều lâm sàng, tính hệ số ngoại suy là 10) và 3,6 g/kg (gấp 3 lần liều tương đương lâm sàng) uống liên tục trong 7 ngày có tác dụng kích thích miễn dịch rõ rệt thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG), tăng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào: tăng nồng độ IL-2, tăng INF-α.

4.2.Thuốc HXH có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch và cải thiện tình trạng suy nhược trên bệnh nhân HIV/AIDS

Có sự tăng đồng nhất số lượng tế bào TCD4 trên tất cả các đối tượng nghiên cứu. Mức tăng trung bình 83,81 tế bào/mm3máu/bệnh nhân ở nhóm chờ dùng ARV; 174 tế bào/mm3máu/bệnh nhân ở nhóm dùng ARV cùng một phác đồ dùng thêm HXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh (2007), Sinh lý bệnh và miễn dịch,Trường
Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr152-171.
Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Trương Việt Bình, Đoàn Minh Thụy (2009), “Nghiên cứu dạng bào chế và tác dụng của bài thuốc Hồi xuân hoàn lên một số chức năng sinh sản”, đề tài cấp Bộ, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phạm Thủy Phương, (2011), “Đánh giá tác dụng nâng cao thể trạng của thuốc bổ thận tráng dương (HXH) trên bệnh nhân HIV/AIDS”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, nhd: Trương Việt Bình, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam
Đoàn Minh Thụy, Quản Hoàng Lâm, Trương Việt Bình, Vũ Mạnh Hùng và CS (2010), “Tác dụng của viên nang HXH trên chức năng tinh hoàn chuột cống trắng”, Tạp chí Dược học, số 408, tr. 10-13.
Idigbe E.O, Adewole T.A, Eisen G. (2005), “Management of HIV-1 infection with a combination of nevirapine, stavudine and lamivudine: a preliminary report on the negerian antiretroviral program”, J. Acquir Immune Defic Syndr, 40(1), pg 65-69
Kanyara J.N. (2005), “Anti-HIV-1 activitiesin Extracts from some medicinal plants as assessed in an invitro biochemical HIV-1 reserve transcriptase assay”, Phytotherapy Research, Number 4, pg.287-290.

TTND.GS.TS Trương Việt Bình
BS.CKII Phạm Thủy Phương