Bỏ túi top 5 loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương
Loãng xương thường không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao loãng xương được gọi là căn bệnh “thầm lặng”. Cùng bỏ túi top 5 loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương ngay sau đây nhé!
Loãng xương là căn bệnh thường không được phát hiện cho đến khi thân đốt sống bị gãy hoặc xẹp. Sự kết hợp giữa chẩn đoán muộn và chấn thương sau đó có thể dẫn đến đau lưng, mất chiều cao hoặc gù lưng. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu top 5 loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương ngay sau đây nhé!
1. Ai có nguy cơ bị loãng xương?
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm trọng lượng cơ thể, dân tộc, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, điều kiện y tế, thuốc men, lười vận động, hút thuốc và uống quá nhiều rượu…
Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng người lớn trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, nguy cơ phát triển bệnh loãng xương của họ tăng lên. Một nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ là sự suy giảm estrogen, có thể dẫn đến loãng xương.
Estrogen giúp bảo vệ xương, nhưng khi thời kỳ mãn kinh đến gần, lượng estrogen giảm xuống. Sự mất mát này có thể dẫn đến gãy và loãng xương nên cần được nhanh chóng điều trị.
Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
2. Các loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương
Cây xô thơm đỏ
Theo báo Sức khoẻ và Đời sống thì cây xô thơm đỏ thường được sử dụng trong nền y học thảo dược Trung Quốc, giúp cải thiện tình trạng bệnh loãng xương.
Trong cây xô thơm có các chất như axit salvianolic, tanshinones và magie lithospermate B giúp cải thiện sức khỏe của xương. Ngoài ra axit salvianolic có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa sự viêm nhiễm và sản sinh gốc tự do – đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân hủy xương.
Cây xô thơm đỏ
Ngoài ra vitamin K dồi dào trong loại thảo mộc này cũng rất cần thiết cho xương. Cây xô thơm đỏ thường được điều chế ở dạng viên nang, cồn thuốc hoặc pha thành trà.
Tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra các tác dụng phụ và sự tương tác thuốc. Chống chỉ định phụ nữ trong thời kì mang thai hoặc sử dụng thuốc loãng máu sử dụng.
Cây xô thơm đỏ
Cỏ ba lá đỏ
Cỏ ba lá đỏ là một trong những phương pháp điều trị những bệnh triệu chứng mãn kinh, hoặc nhiều loại bênh khác như ung thư, bệnh hô hấp hoặc bệnh ngoài da.
Cỏ ba lá đỏ
Đối với chứng loãng xương, một nghiên cứu năm 2015 trên một nhóm nhỏ phụ nữ sau mãn kinh đã dùng 150 mg cỏ ba lá đỏ trong 12 tuần và so sánh kết quả với một nhóm dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ dùng cỏ ba lá đỏ đã cải thiện mật độ xương.
Cỏ ba lá đỏ được sử dụng trong trà thảo mộc cũng như một thành phần trong viên nang, cồn thuốc, chiết xuất và các phương pháp điều trị tại chỗ.
Cỏ ba lá đỏ có tác dụng trị loãng xương
Cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa (Equisetum arvense) từ lâu đã được sử dụng để điều trị vết thương, bệnh lao và các vấn đề về thận. Quercetin, axit oleanolic và axit ursolic là những chất chống oxy hóa được tìm thấy trong cỏ đuôi ngựa. Các hợp chất này làm tăng lượng canxi và thúc đẩy sự phát triển của xương.
Cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa cũng chứa silica phức tạp. Các chất bổ sung làm từ silica có liên quan đến việc cải thiện mật độ và sức mạnh khoáng chất của xương.
Cỏ đuôi ngựa có ở dạng viên nang, cồn thuốc và các loại thảo mộc khô có thể được pha thành trà hoặc pha với chất lỏng và bôi lên da. Cỏ đuôi ngựa không thích hợp để sử dụng lâu dài. Loại thảo mộc này có thể làm giảm mức thiamine (B1) và có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin này. Cỏ đuôi ngựa có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gút, các vấn đề về tim hoặc thận.
Cỏ đuôi ngựa
Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc thuộc họ Labiatae (Lamiaceae) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loại cây bụi nhỏ, thấp này là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn. Nó cũng là một cây thuốc cổ. Cỏ xạ hương đã được sử dụng để tăng cường chức năng miễn dịch và điều trị các bệnh về hô hấp, thần kinh và tim.
Cỏ xạ hương
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ cỏ xạ hương thường xuyên làm tăng mật độ xương. Cỏ xạ hương hiệu quả nhất khi được sử dụng với cây xô thơm và cây hương thảo. Sử dụng các loại thảo mộc này cùng nhau sẽ làm tăng mật độ khoáng xương cao hơn so với chỉ dùng cỏ xạ hương.
Cỏ xạ hương cũng là một nguồn cung cấp những chất giúp cải thiện sức khỏe của xương. Cỏ xạ hương có thể được tìm thấy dưới dạng một loại thảo mộc tươi và khô. Dầu cỏ xạ hương cũng có sẵn ở dạng lỏng và viên nang.
Cỏ xạ hương được coi là an toàn khi sử dụng với lượng nhỏ. Liều cao của loại thảo mộc này có liên quan đến các tác dụng phụ. Cỏ xạ hương có thể gây hại cho những người bị rối loạn chảy máu và rối loạn nhạy cảm với hormone.
Cỏ xạ hương
Nghệ
Do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, nghệ đã đóng một vai trò quan trọng trong y học thảo dược trong 4.000 năm qua. Nghệ đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng kinh nguyệt, viêm khớp và các vấn đề tiêu hóa.
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng việc sử dụng curcumin, thành phần hoạt chất trong nghệ, trong sáu tháng đã cải thiện đáng kể một nhóm người có mật độ xương thấp.
Nghệ
Nghệ ở dạng bột khô có thể được sử dụng trong nấu ăn. Nó cũng có dạng cồn, chất lỏng hoặc viên nang. Sử dụng một lượng lớn hoặc dùng nghệ trong hơn 12 tháng có thể gây ra các phản ứng phụ. Một số cũng có thể gây dị ứng và biến chứng ở những người bị rối loạn chảy máu, tiểu đường và các vấn đề về túi mật.
Nghệ
Trên đây là tổng hợp 5 loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương mà Bách hoá XANH tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn!
Theo: Báo Sức khoẻ và Đời sống