Cách Trị Ngứa Vùng Kín Bằng Lá Trầu Không với 5 Cách Hay

28/12/2022

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt, tiết dịch âm đạo bất thường. Nhờ vào đặc tính kháng sinh mạnh nên lá trầu không còn mang lại hiệu quả trong hỗ trợ ức chế các loại nấm men, trùng roi gây viêm nhiễm vùng kín.

Tác dụng của lá trầu không trị ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Tình trạng này có thể xảy ra do vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,… Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhiều chị em còn tìm đến các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt, tiết dịch âm đạo bất thường

Chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Trầu không là vị thuốc Nam quen thuộc đối với người Việt và thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như đau nhức xương khớp, bệnh ngoài da, đường tiêu hóa và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa ngứa vùng kín của lá trầu không còn được nghiên cứu trên phương diện khoa học. Các nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, lá trầu không mang lại hiệu quả trong việc ức chế tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn, trùng roi và một số loại nấm men thường gây bệnh ở người như Candida.

Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, nấm men, ký sinh trùng nên lá trầu không được tận dụng trong điều trị ngứa vùng kín và các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín bằng thảo dược này thường xuyên còn giúp phòng ngừa một số bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp.

Mặc dù được chứng minh về tác dụng kháng sinh nhưng cách chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không chỉ phù hợp với người bệnh ở mức độ nhẹ. Trường hợp triệu chứng khởi phát do những vấn đề sức khỏe có mức độ nghiêm trọng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…. bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5 Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không dễ thực hiện

Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không. Theo đó, để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín, chị em có thể sử dụng lá trầu không nấu nước ngâm rửa, xông vùng kín hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để tăng tác dụng chữa trị.

1. Xông rửa vùng kín bằng lá trầu không

Xông rửa vùng kín là một trong những cách trị ngứa vùng kín đơn giản và được nhiều người chị em áp dụng. Cách chữa này giúp đưa tinh chất trong thảo dược đi sâu vào âm đạo, từ đó hỗ trợ tiêu trừ nấm men, vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngứa ngáy âm đạo. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong lá trầu không còn giúp khử mùi hôi của “cô bé”, đồng thời hỗ trợ đào thải dịch nhầy ứ đọng.

Xông rửa vùng kín là một trong những cách trị ngứa vùng kín đơn giản và được nhiều người chị em áp dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu không có tác dụng làm săn chắc da. Do đó, việc áp dụng cách chữa này thường xuyên còn hỗ trợ se khít vùng kín, loại bỏ mùi hôi cũng như hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc âm đạo.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá trầu không vò xát vào
  • Sau đó đun thêm 3 – 5 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau rồi dùng nước này để xông vùng kín (cần chú ý khoảng cách để tránh bị bỏng cũng như kích ứng)
  • Xông trong vòng 10 – 15 phút và thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trong thời gian điều trị

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể xông rửa vùng kín bằng lá trầu không 1 – 2 lần/ tuần để giúp làm sạch âm đạo, khử mùi hôi, phòng ngừa ngứa vùng kín tái phát.

2. Ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không cải thiện triệu chứng

Trường hợp ngứa vùng kín đi kèm với biểu hiện viêm đỏ, ngứa ngáy, bạn có thể áp dụng mẹo ngâm rửa với lá trầu không để cải thiện. Tinh chất từ thảo dược sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo, từ đó cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Nhờ đó làm loãng dịch tiết âm đạo, tăng đào thải vi khuẩn, nấm, dịch ứ ở bên trong.

Ngoài ra, cách chữa này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm “cô bé”. Không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng, viêm tử cung, viêm âm đạo, mẹo chữa này còn giúp làm vùng kín, phòng ngừa viêm nhiễm sau khi quan hệ.

Nếu ngứa vùng kín đi kèm với biểu hiện viêm đỏ, ngứa ngáy, bạn có thể áp dụng mẹo ngâm rửa với lá trầu không để cải thiện

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trầu không vào
  • Hòa thêm 1 ít nước đến khi có nhiệt độ ấm vừa phải
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng kín 1 lần/ ngày

Khi bệnh thuyên giảm, người bệnh nên duy trì thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần để giúp làm sạch vùng kín, phòng ngừa viêm nhiễm tái phát.

3. Kết hợp lá trầu không và phèn chua chữa ngứa vùng kín

Phèn chua hay sinh phàn được biết đến là một trong những vị thuốc thường được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được kết hợp với các thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp.

Theo tài liệu y học cổ truyền, phèn chua có tính ấm, vị chua, chát, tác dụng khử đàm, sát trùng, chỉ huyết. Ngoài ra, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, dược liệu này có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus, làm se vết loét cũng như khử mùi hôi hiệu quả.

Do đó, cần phối hợp phèn chua cùng với lá trầu không để tăng hiệu quả kháng khuẩn, loại bỏ nấm men, virus tích tụ bên trong niêm mạc âm đạo. Hơn nữa, cách chữa này còn hỗ trợ phục hồi các vết xước ở vùng kín do quan hệ thô bạo, giảm viêm, khử mùi hôi ở “cô bé”.

Phối hợp phèn chua với lá trầu không giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn, loại bỏ nấm men, virus tích tụ bên trong niêm mạc âm đạo

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít phèn chua, 1 nắm lá trầu không tươi
  • Lá trầu không sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với 1 lít nước và đun sôi
  • Sau đó cho phèn chua vào, khuấy đều đến khi tan hết thì tắt bếp
  • Hòa thêm 1 ít nước mát và dùng nước này ngâm rửa vùng kín trong 10 – 15 phút, sau đó lau khô lại bằng khăn bông sạch
  • Thực hiện cách chữa này từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất

4. Lá trầu không kết hợp lá chè xanh chữa bệnh lý

Theo tài liệu y học cổ truyền, lá chè xanh có tính mát, vị đắng, chát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. Vị thuốc này thường được dùng để chữa nóng trong người, nổi mề đay mẩn ngứa, ăn không tiêu, mụn nhọt, ngứa vùng kín và một số bệnh phụ khoa thường gặp.

Một số hoạt chất có trong lá trà xanh có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ đào thải dịch nhờn, tế bào chết ứ đọng. Bên cạnh đó, một số hợp chất thực vật, khoáng chất, vitamin có trong thảo dược giúp làm dịu niêm mạc, đồng thời cân bằng độ pH trong âm đạo.

Theo tài liệu y học cổ truyền, lá chè xanh có tính mát, vị đắng, chát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Chữa ngứa âm đạo bằng lá trầu không kết hợp với trà xanh giúp tăng hiệu quả trong việc chống ngứa, kháng khuẩn và tiêu viêm. Ngoài hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp làm sạch “cô bé”, khử mùi hôi, đồng thời hạn chế sự phát triển quá mức của một số loại nấm men, vi khuẩn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá chè xanh và lá trầu không với lượng bằng nhau
  • Đem ngâm rửa kỹ với nước muối pha loãng và để ráo
  • Cho các dược liệu vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước
  • Sau đó đổ ra chậu đựng, vớt bỏ bã và hòa thêm 1 ít nước mát
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín 1 lần/ ngà

5. Chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không và gừng

Ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không và gừng không chỉ giúp cải thiện tình trạng ngứa vùng kín và mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa thường gặp như huyết trắng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Tác dụng của gừng tươi (sinh khương) không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà còn được kiểm chứng trên phương diện khoa học.

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, hoạt chất Cineol trong thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn, chống viêm – nhất là nấm men, trùng roi gây viêm và ngứa âm đạo. Việc kết hợp gừng và lá trầu không có thể làm tăng hiệu quả ức chế viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ giảm một số biểu hiện đi kèm như huyết trắng, ẩm ướt, nóng rát, sưng đỏ âm đạo,…

Việc kết hợp gừng và lá trầu không có thể làm tăng hiệu quả ức chế viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ giảm một số biểu hiện đi kèm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng và 1 nắm lá trầu không. Sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Gừng xắt lát, lá trầu không vò xát
  • Sau khi đun sôi 1.5 lít nước thì cho nguyên liệu vào và đun thêm 3 – 5 phút nữa thì tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa với một ít nước mát và vớt bỏ bã
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín để cải thiện tình trạng ngứa ngáy âm đạo
  • Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ tuần để giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

Một số lưu ý khi trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không khá đơn giản, có thể áp dụng tại nhà và tương đối an toàn. Việc áp dụng cách chữa này đều đặn có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm ở vùng kín, đồng thời hỗ trợ ức chế vi khuẩn, nấm men, virus,…

Tuy nhiên để đảm bảo kết quả điều trị cũng như dự phòng rủi ro phát sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng lá trầu không trị ngứa vùng kín chỉ phù hợp với những trường hợp khởi phát do nguyên nhân thông thường. Nếu xảy ra do bệnh lý, chị em nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn.
  • Việc phụ thuộc vào các mẹo chữa tự nhiên có thể khiến bệnh lý chuyển biến xấu, dẫn đến tổn thương âm đạo và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản và chức năng sinh lý ở nữ giới.
  • Trước khi dùng lá trầu không và các thảo dược chữa bệnh, bạn cần ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Nếu dùng dược liệu chua được làm sạch hoàn toàn có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm nặng, gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Khi ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không, chị em tránh thụt rửa sâu. Bởi hành động này có thể gây tổn thương âm đạo và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng ngứa vùng kín, các mẹo chữa từ lá trầu không hỗ trợ làm sạch, khử mùi hôi vùng kín và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, sau điều trị, chị em có thể duy trì thực hiện cách chữa này từ 1 – 2 lần/ tuần.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, chị em cần vệ sinh vùng kín đúng cách, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Giặt sạch quần lót, phơi khô hoàn toàn trước khi mặt, nên ưu tiên những trang phục có chất liệu thấm hút để giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng.

Bài viết đã tổng hợp một số cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Việc kết hợp mẹo chữa này và các biện pháp chăm sóc vùng kín đúng cách có thể giúp kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa vùng kín kéo dài, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tác giả: Dương Thị Ngọc

Theo: Vienyduocdantoc.org.vn