Rối Loạn Cương Dương Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị
Rối loạn cương dương là một dạng rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng dương vật không thể duy trì độ cương cứng trong thời gian quan hệ hoặc khó cương cứng. Rối loạn cương dương nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến liệt dương, thậm chí làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương hay bất lực có tên khoa học là Erectile dysfunction. Bệnh lý là một dạng rối loạn tình dục phổ biến, xảy ra khi dương vật không thể duy trì độ cương cứng hoặc không đạt được độ cương cứng để tiến hành quan hệ.
Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
Rối loạn cương dương là một dạng rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới
Tương tự như tình trạng xuất tinh sớm, nam giới có thể gặp phải biểu hiện “trên bảo dưới không nghe” một vài lần trong đời. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể tự biến mất mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tần suất xuất hiện nhiều lần thì rối loạn cương dương lúc này được xem là bệnh lý và cần can thiệp y điều trị.
Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạnh nhưng rối loạn cương dương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh lý, đời sống tình dục, tâm lý và chức năng sinh sản ở nam giới. Bên cạnh đó, bệnh lý còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa nam giới và bạn tình.
Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 50 – 60% nam giới trên 60 tuổi gặp phải bệnh rối loạn cương dương. Tuy nhiên, bệnh lý đang có xu hướng trẻ hoá bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, rối loạn cương dương có thể dẫn đến chứng liệt dương (mất khả năng cương cứng), đồng thời làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương
Hoạt động cương dương gồm nhiều yếu tố tác động như hoạt động hưng phấn hệ thần kinh, tâm lý, hormone, mạch máu, cơ bắp, kích thích tình dục. Rối loạn chức năng cương dương xảy ra do một số yếu tố trên. Bên cạnh đó, một số yếu tố tâm lý (căng thẳng, trầm cảm) có thể ảnh hưởng và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân gây rối loạn cương dương chia thành 2 nhóm chính, nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể.
Một số bệnh lý liên quan đến mạch máu như xơ vữa động mạch, bệnh tim, huyết áp cao là nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Nguyên nhân thực thể:
- Một số bệnh lý liên quan đến mạch máu như xơ vữa động mạch, bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hoá, cholesterol,… là một trong những nguyên nhân gây rối loạn cương dương. Những bệnh lý này ảnh hưởng đến diện tích ở động mạch, tăng tốc độ tuần hoàn máu khiến lượng máu khó dồn về dương vật khi có kích thích tình dục.
- Bệnh Parkinson thuộc căn bệnh mãn tính, khởi phát do thoái hoá tế bào thần kinh. Khi hệ thần kinh bị suy giảm, dẫn đến khả năng dẫn truyền tính hiệu đến dương vật cũng suy giảm theo, từ đó gây rối loạn cương dương.
- Một số nhóm thuốc có thể tác động tiêu cực đến chức năng sinh lý nam và gây khó khăn trong việc cương dương như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc kháng histamin H1, H2, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc giảm đau gây nghiện,…
- Tình trạng rối loạn cương dương có thể khởi phát do thói quen hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động. Những chất độc hại trong khói thuốc không chỉ ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp mà còn gây thoái hoá các tế bào thần kinh, hư hại mạch máu, đồng thời tác động tiêu cực đến chức năng cương cứng ở nam giới.
- Trường hợp nam giới vừa phẫu thuật vùng xương chậu, tuỷ sống có khả năng bị rối loạn cương dương cao. Nguyên nhân là do tác động của biện pháp can thiệp ngoại khoa có thể gây khó khăn trong việc cương dương.
- Một số nguyên nhân thực thể khác: Ngoài ra, bệnh lý xảy ra do bệnh đa xơ cứng, nghiện bia rượu, thừa cân – béo phì, rối loạn giấc ngủ, lạm dụng chất kích thích,…
Nguyên nhân tâm lý:
Não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng hormone, kích hoạt cảm giác ham muốn, thúc đẩy khả năng cương cứng của dương vật. Vì vậy, một số vấn đề tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến ham muốn ở nam giới, từ đó khởi phát triệu chứng rối loạn cương dương.
Một số nguyên nhân tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Stress
- Trầm cảm
- Một số vấn đề trong mối quan hệ giữa nam giới với bạn tình như ngoại tình, đang có vấn đề xung đột, căng thẳng
Các biểu hiện nhận biết bệnh lý
Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng rối loạn cương dương khởi pháy khi không đủ lượng máu dồn về dương vật, điều này khiến “cậu nhỏ” không đạt được mức độ cương cứng như mong muốn hoặc không giữ độ cương trong suốt thời gian hệ.
Dương vật cương cứng vào những thời điểm không có ham muốn như đang ngủ, làm việc
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn cương dương:
- Mất nhiều thường gian để kích thích dương vật cương cứng
- Độ cương cứng dương vật không đủ thâm nhập vào âm đạo để tiến hành quan hệ
- “Cậu nhỏ” không duy trì được độ cương cứng kéo dài và bị “xìu” trước khi phóng tinh
- Bệnh lý có thể đi kèm với tình trạng suy giảm muốn tình dục
- Dương vật cương cứng vào những thời điểm không có ham muốn như đang ngủ, làm việc,…
- Nhiều nam giới có thể gặp phải tình trạng dương vật không có khả năng cương cứng ngay khi có ham muốn tình dục
- Các triệu chứng bệnh lý thường diễn tiến chậm và âm thầm.
Rối loạn cương dương nguy hiểm không?
Các biểu hiện rối loạn cương dương mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tình dục và chức năng sinh sản ở nam giới nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh lý kéo dài có thể gây ra những biến chứng nặng nề sau:
- Đời sống tình dục suy giảm: Dương vật không đủ độ cương hoặc không giữ được khả năng cương cứng trong sốt quá trình quan hệ khiến nam giới và bạn tình không được thoả mãn. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây bứt rứt, khó chịu, chán nản chuyện “ân ái”.
- Căng thẳng: Trong chuyện “giường chiếu”, phái mạnh thường đóng vai trò chủ động, luôn muốn khẳng định “bản lĩnh” đàn ông. Do đó, khi bị rối loạn chức năng cương dương, đa số nam giới đều rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng và thiếu tự tin trong hoạt động tình dục.
- Ảnh hướng đến chức năng sinh sản: Một số nam giới mắc chứng bất lực khiến dương vật bị “xìu” trước khi phóng tinh vào âm đạo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khoái cảm mà còn làm giảm tỷ lệ thụ thai, suy giảm chức năng sinh sản ở nam giới. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến chứng hiếm muộn – vô sinh.
- Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân: Tình dục là yếu tố chi phối đến đời sống hôn nhân. Theo đó, đời sống tình dục không thỏa mãn, thăng hoa là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt, xung đột trong các mối quan hệ.
Chẩn đoán rối loạn cương dương
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán rối loạn cương dương thông qua khám lâm sàng cùng với một số câu hỏi liên quan đến tình trạng dương vật khó cương. Sau đó, căn cứ vào tiền sử bệnh lý của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng kín để kiểm tra phản ứng và cảm giác của dây thần kinh ở cơ quan sinh dục nam
Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn cương dương:
- Khám vùng kín: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng kín để kiểm tra phản ứng và cảm giác của dây thần kinh ở cơ quan sinh dục nam. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn cũng như dương vật.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kỹ thuật này được thực hiện để xác định nguyên nhân khởi phát bệnh lý. Thông qua chỉ số xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể nhận thấy một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như sỏi thận, tiểu đường, gout,…
- Xét nghiệm máu: Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán quan trọng đối với bệnh rối loạn cương dương. Kết quả của xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, nồng độ testosterone thấp, bệnh tim,…
- Kiểm tra tâm lý: Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt ra một số câu hỏi sàng lọc trầm cảm cũng như một số nguyên nhân tâm lý có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.
Phương pháp điều trị rối loạn cương dương
Việc điều trị bệnh rối loạn cương dương phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng và tình trạng sức khoẻ. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, cải thiện độ cương cứng, đồng thời loại trừ những yếu tố rủi ro khiến bệnh lý tiến triển nặng nề.
Chứng bất lực ở nam giới có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được tiến hành thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý được áp dụng phổ biến:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng một số loại thuốc Tây có thể giúp cải thiện khả năng cương cứng của dương vật, đồng thời điều hoà nội tiết tố nam. Bên cạnh nhóm thuốc có thể tác động trực tiếp đến khả năng cương dương, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát, điều trị những bệnh lý nguyên nhân nhằm kiểm soát chứng bất lực hiệu quả.
Sử dụng một số loại thuốc Tây có thể giúp cải thiện khả năng cương cứng của dương vật, đồng thời điều hoà nội tiết tố nam
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị rối loạn cương dương, bao gồm:
- Nhóm thuốc giúp tăng oxit nitric: Vardenafil, Sildenafil, Tadalafil, Avanafil là những loại thuốc có tác dụng làm tăng oxit nitric thường được chỉ định trong điều trị những bệnh nam khoa. Khi nồng độ oxit nitric sẽ giúp các cơ được thư giãn, thúc đẩy máu dồn về dương vật, từ đó tăng khả năng cương dương hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc không sử dụng cho người bị huyết áp thấp, suy tim và đang sử dụng những loại thuốc điều trị đau thắt ngực.
- Thuốc bổ sung testosterone: Với những trường hợp bị rối loạn cương dương do nồng độ nội tiết thấp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hoặc miếng dán bổ sung testosterone. Nhóm thuốc này cần thời gian dài để giúp điều hoà nội tiết cũng như cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Vì vậy, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp với một số phương pháp khác để cải thiện khả năng cương cứng, kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
- Thuốc tiêm Alprostadil: Thuốc được dùng tiêm trực tiếp vào dương vật giúp kích thích khả năng cương cứng. Thuốc tiêm Alprostadil có tác dụng cương cứng trong 1 tiếng đồng hồ, đồng thời hỗ trợ hoạt động tình dục ở nam giới diễn ra bình thường.
2. Dùng thiết bị hỗ trợ và phẫu thuật
Với những trường hợp sau khi sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp điều trị khác như:
- Sử dụng thiết bị bơm dương vật: Thiết bị này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu đến dương vật, từ đó tăng khả năng cương cứng. Theo đó, biện pháp này hỗ trợ quan hệ tình dục diễn ra dễ dàng hơn, tuy nhiên việc sử dụng thiết bị bơm dương vật có thể gây bầm tím, ảnh hưởng đến khoái cảm.
- Phẫu thuật cấy ghép dương vật: Can thiệp phẫu thuật chỉ được tiến hành khi các phương pháp điều trị trên không đáp ứng. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách cấy ghép thanh bơm vào bộ phận sinh nam nam giúp dương vật dễ dàng cương cứng, đồng thời duy trì độ cương trong suốt thời gian quan hệ.
3. Trị liệu tâm lý
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc chứng rối loạn cương dương và một số rối loạn tình dục khác như yếu sinh lý, liệt dương, suy giảm ham muốn có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố tâm lý. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc, dùng thiết bị hỗ trợ, can thiệp phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị trị liệu tâm lý nếu bệnh lý khởi phát do căng thẳng quá mức, trầm cảm,…
Trị liệu tâm lý sẽ giúp nam giới loại bỏ những căng thẳng, áp lực đến não bộ, cải thiện mối quan hệ với bạn tình,… Trong đó, những trường hợp gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị, đồng thời làm giảm mức độ ảnh hưởng đến khả năng cương dương.
Lối sống khoa học dành cho người bị rối loạn cương dương
Thực tế cho thấy, chứng bất lực ở nam giới chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế, phái mạnh cần chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe, điều hoà nội tiết nam và cải thiện khả năng cương dương.
Nam giới cần dành ít nhất từ 30 – 40 phút/ ngày để tập luyện một số bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng
Cách xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học cho nam giới bị rối loạn cương dương:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hoạt động sản xuất testosterone và mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Vì vậy, nam giới cần dành ít nhất từ 30 – 40 phút/ ngày để tập luyện một số bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng.
- Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý như lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
- Chủ động giảm cân nếu bị thừa cân – béo phì. Cân nặng quá mức không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cương dương mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và làm tăng nguy cơ mắc phải một số rối loạn tình dục khác.
- Trường hợp quan hệ vợ chồng phát sinh nhiều mâu thuẫn, bạn cần trò chuyện trực tiếp, chia sẻ để tìm ra giải pháp tốt nhất. Hoặc nam giới có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ sinh lý nam như hàu biển, cau, thịt bò, thịt gà, trái cây, rau xanh,… Đồng thời hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thực một số hoạt động thư giãn như ngồi thiền, nghe nhạc, yoga,…
- Tích cực trong điều trị những bệnh lý nguyên nhân như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường và những bệnh mãn tính khác.
Rối loạn cương dương mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đến đời sống tình dục, tâm lý và chức năng sinh sản ở nam giới. Do đó, phái mạnh cần chủ động tiến hành thăm khám và điều trị để giúp kiểm soát cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Dương Thị Ngọc
Theo: Vienyduocdantoc.org.vn